Yếu tố quan trọng trong seo mà SEO-er cần chú ý tới.
Google có hơn 200 yếu tố xếp hạng cho một website. Với hàng loạt các thuật toán được ra đời để cập nhật, thay đổi sự đánh giá chất lượng website sao cho phù hợp với người dùng, điều này đối với những SEO-er quả thực là một vấn đề lớn.
Mỗi ngày Google đều có những update nhỏ về các yếu tố đánh giá xếp hạng của website và mỗi tháng hoặc mỗi quý thì Google tung ra các bản cập nhật thuật toán, sẽ có rất nhiều website bị ảnh hưởng (tăng hoặc giảm traffic).
Đa phần mỗi khi Google update thì mọi người đều bị giảm traffic, số ít thì họ được tăng.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại bị giảm traffic sau mỗi lần Google thay đổi thuật toán, liệu chúng ta đã làm sai khi chưa áp dụng đủ 200 yếu tố xếp hạng của Google?
Không, trên thực tế chúng ta không ai đủ thời gian để tối ưu toàn diện 200 yếu tố cả, chúng ta chỉ có thể chọn ra những yếu tố quan trọng và cốt lõi nhất để thực hiện.
Mỗi khi Google thay đổi gì đó, website chúng ta sẽ bị thay đổi và tác động theo, nhưng xét về lâu dài thì Google sẽ ngày càng hoàn thiện các thuật toán để đánh giá website một cách công bằng, phù hợp cho người dùng.
Đừng bị giao động bởi những sự thay đổi nhỏ nhặt, làm SEO website chúng ta sẽ tính kết quả theo tháng hoặc theo năm, có thể hôm nay traffic bị giảm nhưng vài tuần sau nó sẽ tăng lại như bình thường, thậm chí mạnh mẽ hơn.
Bài viết này, mình sẽ chỉ cho bạn 5 yếu tố quan trọng nhất trong SEO mà chúng ta nên tập trung, chỉ cần tập trung đúng vào những điều này thì Google update cũng ít ảnh hưởng tới website của bạn.
Giao diện website thân thiện
Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yandex,… đều mong muốn hiển thị kết quả mà nó đánh giá là phù hợp với người dùng nhất.
Một trong những tiêu chí hàng đầu của các công cụ tìm kiếm đánh giá website bạn là khả năng Responsive với các thiết bị như: máy tính bảng, PC, mobile, ipad,…
Người dùng có thể sử dụng bất kỳ thiết bị nào để truy cập vào website của bạn và điều đó yêu cầu chúng ta phải làm sao cho website hiển thị tốt, tương thích với mọi thiết bị mà độc giả đang sử dụng.
Nếu website bạn chỉ hiển thị tốt ở PC, còn thiết bị mobile thì rất kém thì chắc chắn sẽ bị Google đánh giá thấp.
Hầu hết 70%-90% những người dùng internet hiện nay sử dụng thiết bị di động để truy cập vào website, đây là lúc bạn phải kiểm tra website của mình có hiển thị tốt trên mobile.
Mẹo: hãy truy cập vào công cụ Mobile-Friendly Test của Google để kiểm tra website của bạn có tương thích với thiêt bị di động.
Một trong những tốt nhất để website của bạn thân thiện với mọi thiết bị đó là hãy sử dụng những giao diện website mới nhất từ các nhà cung cấp hàng đầu như Mythemeshop hoặc một vài giao diện trên chợ Themeforest.net.
Tốc độ load website
Vào tháng 7/2018 Google chính thức lên tiếng và đưa yếu tố “Page Speed” vào các yếu tố xếp hạng quan trọng trong SEO.
Khi Google tung bản update về Page Speed, nhiều webmasters đã buộc phải kiểm tra lại tốc độ website và điều chỉnh chúng một cách tốt nhất có thể.
Nếu website bạn có thời gian tải quả lâu, điều này sẽ khiến Google đánh giá thấp và việc tiếp theo sẽ xảy ra là website bạn sẽ mất dần thứ hạng.
Google cũng đã tạo ra một công cụ PageSpeed Insights để bạn có thể kiểm tra tốc độ load website trên cả thiết bị mobile và PC.
Không nhất thiết phải tối ưu 100 điểm, theo quan điểm của mình thì chỉ cần tối ưu mức trên 80 điểm là ổn rồi.
Trên thực tế thì phía Google cũng đã thừa nhận rằng bản cập nhật về Page Speed chỉ tác động tới các website mang lại trải nghiệm tồi tệ cho khách hàng, còn đối với những website có nội dung chất lượng phù hợp với insight của người dùng vẫn là một yếu tố mạnh mẽ quyết định việc ranking trên Google, một website chậm vẫn có thể lên top.
Tính thẩm quyền – Authority
Một trong những yếu tố hàng đầu mà Google đánh giá website đó là “authority” được hiểu như thẩm quyền của một website.
Chẳng hạn như trong đời sống thường ngày của chúng ta, để trở thành bác sĩ khám bệnh cho ai đó thì điều đầu tiên bạn cần có là một tấm bằng đại học về ngành Y để chứng minh cho mọi người biết được năng lực của bạn.
Không một bác sĩ giỏi nào vừa đi khám bệnh, tối về lại đi dạy đàn để kiếm tiền cả, bác sĩ giỏi chỉ tập trung vào những việc liên quan tới ngành Y.
Điều này tương tự như trong xây dựng tính thẩm quyền cho website, nếu website bạn thuộc về một lĩnh vực cụ thể nào đó và chỉ tập trung duy nhất vào lĩnh vực đó sẽ được Google đánh giá cao hơn so với những website làm nhiều lĩnh vực.
Theo nguyên tác đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google thì họ sử dụng E-A-T là viết tắt của: Expertise (Chuyên môn) – Authoritativeness (Quyền hạn) – Trust (Độ tin cậy).
Những bài viết nào được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm sẽ được đánh giá cao.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hầu hết các website/blog lớn trên thế giới họ đều đáp ứng đủ các yếu tố E-A-T trong bài viết, họ đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu để viết ra một bài đáp ứng với nhu cầu tìm kiếm của nhiều người.
Nếu ai đó tìm kiếm các bài hướng dẫn làm SEO của Google thì trong hầu hết các tài liệu họ đều nhấn mạnh “hãy cố gắng xây dựng các nội dung chất lượng để mang lại nhiều lợi ích cho độc giả, và bất cứ điều gì thực hiện cho website cũng đều phải hướng tới việc giúp độc giả trải nghiệm tốt hơn”.
Links
Những liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài đều tác động mạnh mẽ tới kết quả thứ hạng trên Google.
Google vẫn dùng thuật toán Page Rank để đánh giá thứ hạng website, bản chất thuật toán này sẽ đánh giá chất lượng liên kết trỏ tới website của bạn.
Hãy tưởng tượng những liên kết trỏ đến web như một phiếu bầu thể hiện sự tin tưởng, uy tín trên thế giới online, nếu bạn được link trỏ tới từ các website lớn mạnh sẵn thì độ uy tín của bạn cũng tăng theo.
Trong SEO, liên kết ngược hay còn gọi là backlink là chìa khóa giúp bạn tăng trưởng thứ hạng nhanh chóng hơn cả internal link, nhưng đừng vì thế mà bỏ qua việc tối ưu internal link vì nó cũng có công dụng riêng giúp Google hiểu rõ chủ đề bạn đang nói tới trong bài viết.
Tư duy SEO
Một trong những điều cốt lõi giúp website bạn đi tới thành công về lâu dài đó chính là tư duy làm SEO.
Trong SEO có rất nhiều kỹ thuật, nhiều trường phái khác nhau và trường phái nào cũng có khả năng lên top.
Đối với mình, điều quan trọng nhất trong SEO đó là tạo ra nội dung chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, còn những việc tối ưu internal link hoặc đi backlink thì đối với mình không khó lắm.
Tối ưu internal link là việc chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát, ngồi xuống lập ra một bảng thống kê các từ khóa và đưa ra các chiến lược internal link theo cụm chủ đề.
Còn backlink chúng ta có thể áp dụng nhiều chiến thuật như: mua backlink, tự xây dựng PBN, trao đổi với các site khác,…
Sẽ có rất nhiều người nói là “backlink is King”, mình không phũ nhận điều này, nhưng cái mà mình hướng tới đó là việc tạo ra nội dung, khi nội dung tốt bạn có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu với độc giả và dễ dàng bán hàng trên website.
Mục đích chính chúng ta làm marketing, làm SEO cuối cùng chính là bán hàng, nếu bạn theo trường phái “only backlink” cũng không sai nhưng phải chú ý vào việc tối ưu thêm chuyển đổi.
Hầu hết những website có thứ hạng cao trên Google họ đều dành rất nhiều ngân sách và thời gian để phát triển nội dung, cập nhật nội dung thường xuyên, điều này được Google đánh giá rất cao, theo nhiều năm họ vẫn tồn tài được đã cho thấy chiến lược tập trung vào nội dung là có hiệu quả thực tế.
Và dĩ nhiên, quan điểm SEO tập trung vào content chỉ là quan điểm cá nhân của mình, có rất nhiều từ khóa dù có tập trung vào content cỡ nào nhưng thiếu link vẫn không thể lên top 1 được, cũng có rất nhiều trường hợp chỉ only backlink cũng chưa chắc lên top 1 được lâu dài, chúng ta cần phải hiểu rõ 2 yếu tố này và phối hợp chúng đúng với thực tế khi SEO để mong đạt kết quả tốt nhất.
Đừng quên để lại ý kiến, bình luận của bạn để thảo luận với mình về SEO bên dưới.