3# On-Page SEO hiệu quả nhất cho website

3# On-Page SEO hiệu quả nhất cho website

Trong SEO, mọi người thường chia ra làm 2 phần là On-Page và Off-Page.

Việc triển khai On-Page SEO tốt và chỉnh chu cho bài viết đến tổng thể website là điều rất quan trọng giúp website đạt được thứ hạng cao & bền vững trên Google.

Trong suốt quá trình mình làm SEO ở Việt Nam thì mình thấy rất ít website có thể đáp ứng đầy đủ về tiêu chí On-Page SEO (kể cả mình cũng không hoàn chỉnh ở nhiều thứ) và mỗi khi Google Update thuật toán hoặc website tự nhiên giảm traffic từ từ thì mình lại quay về việc audit website, mỗi lần audit các website làm On-Page chưa tốt thì mình mất rất nhiều thời gian, công sức để audit toàn bộ.

Có thể thấy, trong SEO việc tối ưu On-Page SEO là một công việc quan trọng nhất so với link building (dĩ nhiên, đây là ý kiến cá nhân của mình). Một website có thể không làm link building nhiều, chỉ cần viết content tốt và tối ưu các tiêu chí On-Page SEO thì cũng có khả năng tăng tưởng traffic lên tới vài lần, nhưng một website chỉ tập trung đi link building mà không focus vào On-Page SEO nhiều thì rất ít khi lên top bền vững (mình biết có một số case test các kỹ thuật link building và không có làm On-Page gì cả nhưng vẫn lên top, nhưng đây chỉ là các thí nghiệm test cách thuật toán Google đánh giá xếp hạng thôi, nó không phù hợp cho đại đa số mọi người)

Ví dụ link building, bạn có tiền thì có thể thuê người xây dựng hoặc mua được các backlink chất lượng, nhưng với On-Page thì phải là một người có kiến thức về SEO rất sâu và có kinh nghiệm thì mới hiểu rõ đâu là những chỗ cần tối ưu, cần làm tốt hơn để bài viết được đưa lên vị trí tốt.

Và dưới đây mình sẽ liệt kê ra những tiêu chí cần tối ưu On-Page SEO để website bạn có tăng trưởng traffic một cách mạnh mẽ.

Bạn có thể xem kiến thức về Off-Page tại bài viết này: Off-Page SEO hiệu quả nhất cho website

On-Page SEO là gì?

On-Page SEO là những công việc tối ưu nội dung trên bài viết để các công cụ tìm kiếm đánh giá và xếp hạng cao hơn.

Trong tất cả các thuật toán và quy tắc xếp hạng mà Google hướng dẫn mọi người làm SEO thì các yếu tố xếp hạng bài viết như: tần suất lặp lại các từ khóa, từ khóa suất hiện trong thẻ H1 & H2, các dòng mô tả bài viết,…

Mặc dù cách thức mà Google thu thập đánh giá dữ liệu ở năm 2021 này đã thông minh hơn trước đây gấp nhiều lần nhưng nó vẫn phải dựa trên các nguyên tắc cũ.

Hãy tối ưu hóa nội dung trên bài viết

Dưới đây sẽ là những việc cần làm để tối ưu hóa nội dung cho bài viết để Google đánh giá cao.

Đưa từ khóa chính vào 100 từ đầu tiên của bài viết

Trong khoảng 100 ký tự đầu tiên của bài viết, hãy đưa từ khóa bạn đang cần SEO vào chúng một cách tự nhiên nhất, Google rất chú trọng vào các từ hiển thị đầu trong bài viết.

Ví dụ bạn đang viết về chủ đề “chó Husky” và thường thì mở đầu chúng ta sẽ nhắc đến chó Husky để độc giả có thể nhận biết được topic này đang nói về gì, không thể nào bạn để từ khóa “chó Husky” tới giữa bài hoặc cuối bài mới nhắc đến được.

Hãy đưa từ khóa cần SEO vào 100 từ đầu tiên cho mỗi bài viết

Sử dụng thẻ H1 cho bài viết

Google đã từng nói ở các bài công bố của họ là thẻ H1 không cần thiết phải sử dụng trong bài viết, tuy nhiên việc sử dụng thẻ H1 sẽ giúp Google có thể hiểu rõ cấu trúc bài viết một cách rõ ràng hơn.

Thông thường những ai dùng website bằng WordPress thì sẽ được mặc định Title bài viết được bọc bởi thẻ H1 và tiếp theo đó các nội dung con trong bài được đánh dấu bằng thẻ H2 & H3 giúp Google hiểu rõ cấu trúc bài viết từ trên xuống dưới.

Bạn có thể kiểm tra tiêu đề website bạn đã mặc định là H1 chưa bằng cách nhấn “Ctrl + U” và sau đó tìm tới thẻ H1 nếu kết quả ra giống bên dưới thì website bạn đã mặc định H1 là tiêu đề rồi.

Hãy thử để ý dù là website của mình hay bất kỳ ai, thì hầu như tiêu đề bài viết của họ đều được bọc ở thẻ H1 và luôn luôn chứa từ khóa cần SEO.

Hãy sử dụng thẻ H2 hoặc H3 trong bài viết

Ví dụ bạn viết một bài về “ăn khoai lang giảm cân” thì nội dung trong bài bạn sẽ có thể chứa các mục nội dung sau:

  • Vì sao nên ăn khoai lang giảm cân?
  • Hướng dẫn ăn khoai lang giảm cân hiệu quả nhất
  • So sánh việc ăn khoai lang với các loại khoai khác trong giảm cân

Hãy đưa các mục nội dung đó vào thẻ H2.

Tần suất lặp lại từ khóa chính

Quay trở lại với chủ đề bạn đang viết, hãy đưa các từ khóa chính xuất hiện nhiều lần trong bài một cách tự nhiên.

Hồi năm 2015 khi mà nghe nói về SEO, rất nhiều người đã làm SEO theo kiểu phân tích kỹ thuật xem coi là nên cho từ khóa chính lặp lại bao nhiêu lần, bao nhiêu % trên tổng số lượng chữ của bài và kết quả là họ đã SEO lên top 1, top 2 rất thành công.

Tuy nhiên, ở năm 2015 là thời điểm Google chưa đủ thông minh, còn ở hiện tại thì việc nhồi nhét các từ khóa kiểu vậy sẽ không còn hiệu quả nữa.

Thay vào đó, bạn chỉ cần viết nội dung một cách tự nhiên và nhắc lại vài lần từ khóa chính là được.

Chẳng hạn như bài On-Page SEO này của mình, trong bài này mình đã nhắc nó lại rất nhiều lần nhưng vẫn rất tự nhiên chứ không hề nhồi nhét nó.

Khi mà Google cào dữ liệu bài viết của bạn, nếu từ khóa chính xuất hiện 3-10 lần thì Google có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về chủ đề bài viết.

Sẽ thật khó hiểu nếu như bài viết mà chỉ xuất hiện từ khóa chính 1 lần trong bài.

Có rất nhiều bài viết mình SEO lên top nhưng từ khóa chính chỉ lặp lại khoảng 6-10 lần trong bài, một số bài thì hơn 10 lần và có bài thì hơn 20 lần. Tất cả số lần đó là sự lặp lại tự nhiên.

Tối ưu CTR

Có 3 việc chính bạn cần làm để tăng tỉ lệ click khi SEO, thứ tự sau đây:

  • Tiêu đề hấp dẫn & mô tả
  • Mốc thời gian của bài viết
  • Sử dụng các schema

Tối ưu hóa tiêu đề và mô tả

Tiêu đề bài viết và mô tả bài viết là những yếu tố quan trọng quyết định đến việc mọi người có nhấp vào bài viết để xem hay không.

Việc thêm các cụm từ phía trên vào tiêu đề nhằm giúp bài viết của bạn có thể lên top ở nhiều từ khóa đuôi dài hơn.

Việc đặt tiêu đề nghe có vẻ rất dễ, ai cũng có thể làm được, tuy nhiên mục đích chính mà mình muốn nói với bạn ở phần này là làm sao để tối ưu tiêu đề thực sự hấp dẫn và đúng với ý định mà mọi người tìm kiếm.

Về cơ bản, Google luôn thay đổi mọi thứ để đáp ứng nhanh chóng phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng, việc tối ưu tiêu đề sao cho hấp dẫn đúng ý mọi người sẽ làm tăng khả năng lên top, nó rất quan trọng.

Hãy thêm các cụm từ sau đây vào tiêu đề:

  • Hướng dẫn
  • Review
  • Dành cho …
  • Tốt nhất
  • Miễn phí
  • Hiệu quả

Riêng phần mô tả nội dung, Google khuyến khích chúng ta tự tạo ra một đoạn mô tả bài viết riêng mặc dù khi hiển thị trên kết quả tìm kiếm có thể đó là đoạn mô tả khác so với ban đầu vì Google đã tối ưu hiển thị để phù hợp hơn cho người tìm kiếm.

Khi viết đoạn mô tả, hãy sử dụng các từ khóa đồng nghĩa và liên quan đến chủ đề chính của bài, điều này có thể làm tăng khả năng giúp mọi người nhấp chuột vào nhiều.

Thay đổi mốc thời gian của bài viết

Việc hiển thị mốc thời gian của bài viết sẽ giúp cho độc giả biết được bài viết được cập nhật trong thời gian gần đây nên có rất nhiều thông tin mới để đọc.

Bạn có thể sử dụng plugin Rankmath để chỉnh mốc thời gian hiển thị trên tiêu đề giống như mình.

Ngoài ra, nhớ chú ý update ngày tháng mà bạn cập nhật bài viết ở cột bên phải trình soạn thảo.

Sử dụng Schema để tăng cơ hội vào Rich Snippets

Dành cho những ai chưa biết Rich Snippets là gì, thì đây là một đoạn hiển thị kết quả ưu tiên trên Google hay còn gọi là vị trí top 0.

Những website được Google chọn lựa hiển thị kết quả tốt nhất phù hợp cho người dùng sẽ được ưu tiên trong trường hợp này, tuy nhiên Rich Snippets thường tồn tại không lâu, mình có rất nhiều website được rơi vào Rich Snippets nhưng khoảng 1-2 tuần thì Google lại đổi web khác lên, rất ít từ khóa đứng ở Rich Snippet trong vài tháng hoặc vài năm.

Điều quan trọng mà Rich Snippets mang lại cho website bạn là vô cùng to lớn, bạn sẽ thấy traffic tăng lên nhanh chóng và đó là cơ hội để chúng ta khai thác kiếm tiền thêm.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các schema như F.A.Q để tăng tỉ lệ hiển thị trên Google để kéo thêm traffic.

Đây là ví dụ điển hình của Schema F.A.Q:

Bạn có thể xem cách hướng dẫn dùng schema F.A.Q tại đây.

Tối ưu Slug

Slug là một phần nằm phía sau tên miền của bạn.

Ví dụ như bài viết này của mình có URL là: https://blogcasestudy.com/on-page-seo thì slug ở đây là “on-page-seo”.

Ngày nay khi mà người dùng thiết bị di động truy cập vào website bạn càng nhiều thì tối ưu slug là một việc không thể bỏ qua, hãy thử nhìn hình ảnh bên dưới khi search trên thiết bị di động.

Đây là ví dụ về từ khóa “lotion” khi search trên thiết bị di động, bạn có thể tháy rằng slug đằng sau tác động rất lớn tới khả năng nhấp vào xem của người dùng.

Nguyên tắt đặt slug của mình rất đơn giản, đó là chỉ chứa từ khóa cần làm SEO. Bài On-Page SEO này mình để slug là “On-Page-SEO”, rất đơn giản phải không nào.

Các dạng slug dài đã không được ưa chuộng trong nhiều năm trở lại đây và hầu hết các nhà làm SEO đều tối ưu Slug ngắn nhất có thể, chỉ cần chứa trọng tâm là từ khóa chính.

Viết nội dung chất lượng và tâm huyết

Đã đến lúc xét về phần nội dung, đây có vẻ là phần khó nhất đối với nhiều người vì người viết content thường không làm SEO nhiều và người làm SEO technical thì ít khi chịu khó ngồi viết content, đây là một thực tế mình thấy rất nhiều.

Ngay cả bản thân mình khi build các site mới cũng không thể nào tự ngồi viết được, phải vẽ outline và đưa ra các yêu cầu cho người khác viết, điều này rất khó vì không phải ai cũng tư duy và đáp ứng được kỳ vọng sản xuất ra bài viết mà mình đang mong chờ, thậm chí trong năm 2020 mình đã test qua hơn 10 bạn content writer mới tìm đâu đó đuọc 1-2 người viết tạm ổn.

Tại Việt Nam, content writer chất lượng không tốt như global, nên việc đòi hỏi chất lượng “tốt nhất” đôi khi cũng là một thứ cản trở lớn trong việc xây dựng nội dung cho  website.

Nhìn chung, để xét về chất lượng nội dung thì mình sẽ dựa theo 3 yếu tố phổ biến hiện nay:

  • Độc nhất nhất về mặt nội dung.
  • Chứa nhiều giá trị
  • Đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm

Nội dung độc nhất (unique)

Hãy tạo ra các nội dung mới lạ không trùng lặp với đại đa số các nội dung khác đã tồn tại trên website hoặc các website đối thủ, mỗi ngày có hàng nghìn bài viết được publish lên với cùng chủ đề, vậy đâu là lý do để Google ưu tiên bạn so với những người khác?

Đáp án chính là: sự độc nhất, mới lạ mà chưa có nhiều người làm.

Hãy thử sáng tạo ra các nội dung mới mẽ hơn trong bài như đưa ra các nhận định, kinh nghiệm cá nhân, các hình ảnh tự chụp, các video tự quay, infographic,… những điều này sẽ giúp bài viết bạn trở nên sinh động, mới lạ hơn.

Về phần hình ảnh trong bài, khi sử dụng hình ảnh trong bài viết, bạn nên lựa chọn các hình ảnh unique và không nên lấy ảnh từ website của người khác để sử dụng lại.

Lý do đơn giản là Google luôn ưu tiên những thứ mới lạ, độc nhất.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các nguồn cho phép lấy ảnh miễn phí hoặc trả phí thì hãy tùy chỉnh nó mỗi khi sử dụng để bức ảnh có thể trông mới hơn.

Rất nhiều kết quả SEO thí nghiệm từ những chuyên gia bên global mà mình đọc, thì họ publish cho mình xem tỉ lệ website sử dụng các ảnh unique có tỉ lệ ranking thứ hạng cao hơn so với các website sử dụng ảnh copy lại từ nhiều nguồn.

Dịch vụ content writing

Sắp tới mình sẽ ra mắt dịch vụ viết content tốt cho các tại thị trường Việt Nam, bạn hãy tham gia vào cộng đồng của bọn mình trên Telegram để nhận được thông báo sớm: https://t.me/blogcasestudy

Chứa nhiều giá trị

Người dùng cần một bài viết chứa nhiều thông tin hơn là một câu trả lời cụ thể.

Thử đặt bản thân vào vị trí người dùng, khi mà search lên Google từ khóa “đau bụng thường xuyên là dấu hiệu bệnh gì” thì đa phần các bài viết ở vị trí cao đều cho bạn rất nhiều thông tin liên quan và lời khuyên, có thể thấy các bài viết ấy chứa nhiều giá trị thông tin xung quanh và đầy đủ dành cho những người đang search từ khóa.

Khi viết bài cho website, bạn cũng nên áp dụng vào việc các dạng content tương tự.

Nhiều người thường lầm tưởng đến việc mà mình nói ở đây là cố gắng viết càng dài thì càng tốt, nhưng không phải đâu.

Viết càng dài chưa hẳn đã tốt, bạn chỉ cần viết những thông tin thực sự cần thiết vào bài và độ dài sẽ tự động hình thành, đừng chú trọng quá vào số chữ hay số lượng từ khóa trong bài, đó là các tư duy nhồi nhét cũ quá rồi.

Hầu hết các bài viết mình tự viết trên các website đều viết tự nhiên và chưa bao giờ mình đo số lượng chữ, chính vì thế có những bài mình có thể viết lên tới 4000 – 7000.

Mấu chốt ở đây là nằm ở sự hiểu biết và nghiên cứu của bạn về chủ đề, muốn viết được thì phải hiểu được đã, chúng ta viết những thứ trong suy nghĩ ra bên ngoài mà, đúng chứ.

Bạn có thể áp dụng các công cụ như Google suggest, các tool hỗ trợ tìm kiếm LSI (các từ khóa có liên quan),… để bổ sung thêm vào bài. (Mình sẽ có bài viết riêng nói về phần này cho bạn sau)

Đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của độc giả

Hãy đưa nội dung chính lên trên đầu bài viết để độc giả có thể thấy được thứ họ cần tìm và từ đó kích thích họ kéo xuống đọc tiếp, giữ chân họ trên website càng lâu bạn càng thành công.

Mọi người sẽ thoát khỏi website bạn nếu họ không tìm được thứ họ đang cần, hành động tiếp theo sẽ là tìm các website khác để tìm kiếm cho đến khi họ thõa mãn được các thông tin tìm kiếm.

Việc nhiều người thoát khỏi website và chọn lựa nơi khác để tìm kiếm thông tin là tín hiệu xấu cho website của bạn, Google sẽ hiểu rằng bài viết của bạn đang không làm tốt nhiệm vụ, điều tiép theo bạn sẽ thấy là sự suy giảm thứ hạng.

Hãy chú trọng vào việc internal link

Internal link (liên kết nội bộ) là một trong những điều cực kỳ quan trọng để Google đánh giá website bạn vượt trội so với đối thủ.

Xem thêm: Chi tiết về Internal link và 6 cách dùng internal link hiệu quả nhất trong SEO

Việc trỏ các liên kết nội bộ trong website lại với nhau giúp gia tăng sức mạnh cho bài viết và thể hiện rõ topic mà bạn muốn ranking lên top Google.

Trước đây ai mà học khóa Niche site thần tốc 2021 của team mình thì chắn hẳn hiểu rất rõ về “Topic Cluster” – cụm chủ đề.

Ví dụ bạn đang viết về chó Husky và trong website bạn có rất nhiều bài như: “Dịch vụ chăm sóc chó Husky tốt nhất ở HCM & HN”, “Top các món ăn mà chó Husky thích nhất”, “Cách theo dõi sức khỏe của chó Husky”, “nguồn gốc của chó Husky”, “cách chăm sóc chó Husky khỏe mạnh”,…

Việc tạo ra các bài viết liên quan và trỏ link lại với nhau làm gia tăng sức mạnh cho các bài viết, đồng thời giúp Google hiểu rõ về cụm chủ đề mà bạn muốn hướng đến.

Hơn hết, việc để internal link trong bài viết sẽ có thêm mục đích là cung cấp thêm thông tin cho người dùng.

Nếu muốn thấy rõ về việc internal link thì hãy xem Wikipedia.

Ở Wikipedia họ có rất nhiều internal link trong bài viết, mỗi internal link nhằm cung cấp thêm thông tin liên quan đến chủ đề gốc

Các kỹ thuật internal link thì mình không quá rõ, chủ yếu trước đây các website mình tự tay viết nên chèn internal link cũng rất là tự nhiên do mình biết cụm chủ đề nào có những bài nào để nối lại với nhau.

Nhưng đứng trên góc độ của một người làm SEO technical thì chúng ta sẽ phải lập kế hoạch internal link ban đầu, chủ yếu các bài viết con trỏ thẳng về bài viết chính cần lên top để truyền sức mạnh.

Tối ưu trải nghiệm người xem

Một trong những tiêu chí mà Google đánh giá cao trong SEO là “Time on site” “Bounce rate”, đây là 2 chỉ số rất quan trọng từ khoảng 2019 trở lại.

Khi ai đó xem bài viết, họ sẽ có các hoạt động tương tác lại với nội dung và Google sẽ dựa vào đó thể thu thập đo lường chỉ số “Time on site” (thời gian truy cập web) và tỉ lệ “Bounce rate” (tỉ lệ thoát trang), các website tốt sẽ giữ chân người đọc ở lại lâu hơn và được Google đánh giá cao.

Để có thể giữ chân lại người dùng càng lâu, bạn hãy chú ý những điều sau đây:

  • Đưa nội dung chính, quan trọng nhất, hấp dẫn nhất lên đầu bài viết để độc giả thấy thứ họ đang tìm có ở bài viết này, từ đó họ mới đọc tiếp.
  • Hãy phân chia các nội dung ra từng đoạn nhỏ để độc giả có thể tìm thấy những phần nội dung ngắn mà họ muốn, dĩ nhiên rồi chả ai truy cập vào một bài viết mà phải đọc hết từ đầu tới cuối cả, họ chỉ cần xem qua các mục nội dung đâu là thứ họ đang tìm mà thôi, rất ít người đọc hết 100%.
  • Hãy sử dụng các hình ảnh minh họa giúp người đọc dễ hiểu được nội dung bạn vừa viết.

 

  • Nên sử dụng plugin tạo comment bên dưới bài viết, khả năng cao độc giả sẽ xem các bình luận và để lại ý kiến của họ cho bạn.

  • Hãy tối ưu trải nghiệm đọc bằng cách ngắt dòng thường xuyên, khoảng 70%-90% người dùng hiện nay dùng điện thoại để đọc thông tin, khi hiển thị ở điện thoại thì các đoạn văn không nên dài quá 6 dòng vì điều này sẽ làm cho mắt họ dễ mỏi.

Tăng tốc độ website

Google Page Speed là một trong những công cụ đo tốc độ load website phổ biến của Google hiện nay được nhiều người sử dụng để đánh giá tốc độ, bạn có thể vào và check thử xem website bạn đã thực sự load tốt chưa.

Tốc độ website sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng rất nhiều, chả ai muốn truy cập vào một bài viết mà 3 giây vẫn chưa load ra nội dung, họ sẽ nhấn nút “back” và Google sẽ đánh giá website đó rất tệ.

Tháng 4/2010 Google chính thức đưa yếu tố tốc độ tải trang vào các tiêu chí đánh giá SEO, link bài viết bạn có thể tham khảo tại đây.

Hãy cố gắng xóa các plugin từ bên thứ 3 không cần thiết để website có thể load nhanh hơn và nên dùng các plugin tạo cache (Super Cache, Swift, WP Rocket,…).

Đồng thời, dung lượng hình ảnh trong bài viết cũng ảnh hưởng đến tốc độ load web, hãy xem bài viết 5 cách tối ưu dung lượng hình ảnh tốt mà mình đã đề cập trước đây.

Tối ưu SEO cho ảnh

Những bức ảnh trong bài viết sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề đang được nhắc tới.

Hãy thêm thẻ Alt cho bức ảnh và sử dụng ý nghĩa bức ảnh làm tên cho chúng.

Điều này sẽ giúp cung cấp thêm thông tin cho Google hiểu về chủ đề của bài viết, trên thực tế thì Google không thể đọc và hiểu hình ảnh của bạn được vì vậy nó cần phải có thông tin trong thẻ Alt.

Vị quay
Vịt quay Bắc Kinh mình ăn hồi đầu năm 2021

Ví dụ, bạn có một bức ảnh về vịt quay, thì nên lấy nội dung ảnh làm tiêu đề cho bức ảnh là: vit-quay

Sau đó ở trường Alt thì hãy nhập vào: Vịt quay.

Ngoài ra có thể để thêm mô tả để chú thích cho độc giả thêm: Vịt quay Bắc Kinh mình ăn hồi đầu năm 2021

 

SEO voice search

Hiện tại voice search ở Việt Nam vẫn chưa nhiều người dùng như ở nước ngoài và mình chưa thực hiện bất kỳ chiến lược hay tạo lập voice nào cả nên không thể chia sẻ nhiều cho bạn trong lúc này.

Khoảng 1 thời gian ngắn nữa, mình sẽ tạo thử vài cái rồi sau đó sẽ quay lại viết hướng dẫn kỹ hơn về phần này.

Thảo luận & đưa ý kiến

Bài viết này cũng hơn 3500 chữ rồi và có lẽ mình sẽ tạm ngưng lại ở đây, SEO có rất nhiều thứ chúng ta cần phải thảo luận và học tập lẫn nhau, những kiến thức trên mình viết cũng là do một phần mình học được và một phần tự áp dụng thực tế, nên đôi khi sẽ có chút sai sót hoặc không đúng với mọi trường hợp.

Hãy để lại ý kiến của bạn và những thắc mắc bạn đang gặp phải bên dưới để cùng nhau trao đổi.

guest

4 Comments
Inline Feedbacks
View all comments