Case Study xây website đạt 100.000 traffic mỗi tháng

Case Study xây website đạt 100.000 traffic mỗi tháng

Xây dựng website và tạo thật nhiều traffic để kiếm tiền online là một trong những mindset phổ biến có từ rất lâu cho đến thời điểm hiện tại.

Nếu bạn vô tình search những cách thức làm MMO cho newbie thì sẽ gặp phải các cụm từ như “niche site”, “authority site”,… nhưng không nhiều bạn đọc xong là có thể làm được, bởi việc xây dựng niche site, authority site là một điều không dễ dàng.

Trong bài này, mình sẽ tiết lộ một vài kỹ thuật, kinh nghiệm của mình để giúp bạn thành công hơn với niche site và sau đó nếu bạn có tiềm lực thì có thể growth lên authority site.

About Nguyễn Đức Lộc

Mình là Nguyễn Đức Lộc – hiện tại mình đang là người sở hữu BlogCaseStudy.com này.

Biết tới MMO từ khá lâu, nhưng mình chỉ thực sự làm MMO từ đầu 2018 cho đến nay thôi, kinh nghiệm thì thật sự mà nói không nhiều. Thứ mà mình tự hào nhất là 1 chuỗi failure sấp mặt.

Ở trong bài viết này, mục đích mình viết ra để chia sẻ lại những sai lầm và những điều đáng lưu ý cho một người mới, để giúp bạn hạn chế “mất tiền ngu” và “tốn nhiều thời gian ngu” như mình.

Tất cả những gì mình chia sẻ, là do mình đã test và áp dụng thành công nên mới viết lại, chứ không hề có 1 công thức hay 1 quy chuẩn đánh giá cụ thể nào.

Niche site là gì?

Niche site (site ngách) là một website nói về một chủ đề nhỏ trong một lĩnh vực nào đó.

Ví dụ: site chuyên về son môi, site chuyên về thiết bị điện tử cho nhà bếp, site chuyên về vật dụng trang trí cho phòng ngủ, site chuyên về đèn ngủ,

7 bước tổng quan về niche site từ số 0 đến lúc ra tiền và phát triển

Nhiều bạn nghĩ rằng làm ra website, viết bài viết và gắn link affiliate hoặc link sản phẩm đang kinh doanh lên rồi sẽ có người vào mua,… đây là một kiểu mình thường gặp.

Ở trên Google cũng chưa có quá nhiều tài liệu để hướng dẫn bạn tổng quát và chi tiết từng bước một website tạo ra thu nhập, nên các bạn rất dễ gặp phải sai lầm dẫn đến chán nản và bỏ cuộc.

Trong quá trình mình scale và build site mới thì mình đã format nó ra 1 quy trình như sau:

1. Định hướng site và chọn ngách

Định hướng

Đây là bước cực quan trọng, quyết định cả thành và bại của bạn sau này luôn.

Bạn xây một niche site để bán các sản phẩm tự kinh doanh hay là làm một niche site để bán sản phẩm theo dạng affiliate.

Nếu bạn làm ở Việt Nam, thì mình nghĩ bạn nên build website thật chỉnh chu và đi theo hướng tự kinh doanh, kết hợp với affiliate. Bởi value các sản phẩm ở Việt Nam không nhiều và các ràng buộc, chất lượng sản phẩm tại Việt Nam luôn bị thay đổi, không ổn định như ở global.

Định hướng website là một việc vô cùng quan trọng

Ở thời điểm ban đầu, nếu bạn không có sản phẩm thì cứ đi theo hướng affiliate tạm thời, khi có đủ vốn thì có thể chuyển sang kinh doanh rất dễ.

Còn nếu làm ở global thì cứ theo hướng affiliate mà thôi, đơn giản là value cao, nhu cầu mua sắm và chất lượng sản phẩm đều rất ổn định, tốt hơn ở Việt Nam nhiều.

Bản thân mình có site ở global nhưng vẫn còn khá bé, do độ khó ở nước ngoài cao hơn nhiều so với Việt Nam, và đặc biệt là nếu làm ở global thì phải có vốn vài nghìn $ thì mới nên bắt đầu làm, chứ tay trắng mà đánh ở nước ngoài thì khổ lắm.

Chọn ngách

Bạn cần phải chọn một ngách cụ thể nào đó thì chúng ta mới dễ dàng tiến hành xây dựng và phát triển website được.

Trước đây mình từng nhận được lời khuyên là nên lựa các ngách mà bản thân yêu thích, ngách mà bản thân mình có thế mạnh,… nhưng không, không cần thiết.

Hồi lúc ấy mình không biết mình đam mê gì, không thích gì cả,… cứ thấy ngách nào tiềm năng, dễ và gần gũi, cảm thấy bản thân có thể học tập từ nó thì mình nhảy vào thôi.

Ngách đầu tiên mình làm là về lĩnh vực mỹ phẩm & làm đẹp, sau đó thì mình có scale ra một vài ngách về giảm cân, tâm lý, dưỡng da,…. mình thì chả đam mê gì cả, đơn giản là mình thấy nó chưa quá khó và có khả năng ra tiền thì mình sẽ làm.

Có thể dựa vào category của Shopee or Tiki, Lazada để chọn ngách

Mỗi người sẽ tự có một ý kiến, một lựa chọn về một ngách khác nhau. Điều bạn cần làm đó chính là kiểm tra xem cái ngách mà bạn muốn làm nó có tiềm năng không? Có ai làm nó ra tiền chưa? Có nhu cầu thực sự không?,… rồi mới xác định chính xác có nên làm hay không.

Lúc trước mình cũng từng muốn làm affiliate về “review sách”. Nhu cầu thì có, lượt search rất cao,… nhưng lại không nhiều người làm nó. Bởi vì affiliate cho sách thì hoa hồng rất bé, bán được 1 quyển chỉ có hoa hồng 500đ-3000đ, nên mình đã từ bỏ nó từ rất lâu rồi.

2. Nghiên cứu đối thủ

Nghiên cứu đối thủ hay còn gọi spy (do thám) là một trong những việc cực kỳ quan trọng khi làm trên môi trường online, dù là xây website hay chạy ads thì việc đi soi đối thủ luôn là một điều cực kỳ cần thiết.

Bạn sẽ cần phải tìm những website đang rank top tốt trên Google và xem thử họ đang làm những gì:

  • Content của họ tốt không? Tiêu chuẩn về content như thế nào?
  • Bộ từ khóa họ xây dựng như thế nào?
  • Họ đi link (internal và external, backlink) như thế nào?

Thông thường, mỗi một site mới mình build lên thì mình sẽ chọn 10 website đang dẫn trước mình và rồi follow họ trong quãng thời gian đầu cho đến khi mình bằng họ.

Bạn nên thắc mắc là tại sao website của họ được lên top và họ đã làm những gì để Google ranking họ. Từ đó, bạn sẽ rút ra được nhiều yếu tố, kỹ thuật cần thiết và áp dụng cho website của bạn.

Mình thường dùng Ahrefs để soi về organic keyword, referring domains, backlink,…

3. Chọn lựa và nghiên cứu từ khóa

Một website có kiếm được nhiều tiền hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bộ keyword mà website đó muốn rank top trên Google.

Có một số từ khóa có lượt search 5000/tháng nhưng lại không mang lại profit cao bằng một vài từ khóa có lượt search 500/tháng.

Dùng Ahrefs để tìm organic keyword của site đối thủ và chọn key phù hợp với mình

Điều quan trọng để chọn từ khóa đó chính là bạn cần phải am hiểu về ngách mà bạn đang làm.

1 bộ từ khóa cho website ban đầu thì mình sẽ chia ra làm 2 loại:

  • Từ khóa dài và dễ (thường là các keyword về thông tin, kiến thức): các từ khóa này dễ lên top và mang lại traffic cho website.
  • Từ khóa chính (keyword về sản phẩm, dịch vụ hoặc nhu cầu mua hàng): từ khóa tiềm năng mà bạn muốn rank top để mang lại nhiều profit.

Mỗi một site mình thường tìm ít nhất 20 keywords rồi mới bắt đầu tiến hành tạo lập content và upload lên website.

4. Thực hiện quá trình build site và tạo lập content

Sau khi đã có bộ keyword thì mình sẽ tiến hành khởi tạo website bằng WordPress, setup hosting, domain, giao diện, logo,… để hiển thị một cách hoàn chỉnh.

Kế tiếp, mình sẽ tiến hành thuê content (trước đây thì mình tự viết, do lúc ấy mình không có nhiều chi phí và không biết thuê như thế nào, nhưng giờ đây thì quá nhiều site thì mình buộc phải đi thuê bên ngoài).

Mình dùng Google Sheet để thống kê & quản lý tiến độ content

Nếu bạn không có nhiều chi phí và kinh nghiệm thì bạn có thể tự rèn luyện kỹ năng viết content. Còn nếu thuê content thì bạn phải am hiểu về lĩnh vực đó, format các tiêu chuẩn lại rồi đưa cho các bạn có kinh nghiệm viết.

Một nhược điểm mà mình thấy ở Việt Nam khi đi thuê content, đó là các bạn “ôm đòm hết”. Ở nước ngoài, những content writer họ chỉ chuyên viết ở một số lĩnh vực nhất định và ít khi “bao lô” tất cả.

Ví dụ: một bạn viết content ở Việt Nam chuyên viết về bất động sản, nhà cửa,… nhưng lại dám nhận các project viết về làm đẹp, giảm cân, thiết bị điện thoại,… đến khi viết xong và giao bài thì toàn là các nội dung rất kém chất lượng.

Khi đi thuê content, bạn cần phải đặt ra tiêu chuẩn và tìm người có kinh nghiệm tốt để thuê hoặc bạn có thể training cho họ để họ tập trung viết thật tốt cho bạn.

Thời gian mình thuê content hoàn thành bộ 20 keyword cho mình sẽ rơi vào tầm 1 tháng. Vì khi họ giao content lại cho mình, mình sẽ kiểm tra nội dung và review, yêu cầu họ chỉnh lại cho đúng với mong muốn của mình.

5. Tối ưu SEO

Ở phần này, bạn cần phải có kiến thức về SEO.

Trong SEO thì sẽ chia ra làm 2 loại: Onpage SEOOffpage SEO.

Onepage SEO là những thứ bạn có thể kiểm soát và tạo lập nên. Trong onpage SEO có hàng chục yếu tố giúp bạn tối ưu, bạn có thể dùng plugin Rankmath hoặc đọc 1 nguồn tài liệu về onpage SEO để hiểu rõ hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn On-Page SEO chi tiết mới nhất hiện nay

Tối ưu SEO tốt nhờ plugin Rankmath

Về Offpage SEO: đây là đang nói về việc đi link cho website, bạn có thể đi link forum, link báo,… hoặc tự tạo PBN để build link cho website của bạn. SEO offpage đòi hỏi bạn phải có kiến thức cốt lõi và am hiểu sâu, còn không thì bạn đừng nên đụng chạm vào nó quá nhiều, hãy tìm một dịch vụ tư vấn hoặc một người đi trước để họ cho bạn lời khuyên tốt khi thực hiện offpage SEO.

Việc học SEO không quá khó nếu bạn tiếp cận được nguồn tài liệu đúng và nghiên cứu sâu hơn về nó.

Hãy thử tìm hiểu về những tài liệu SEO mà mình đã học trong 1,5 năm qua thì có thể tham khảo ở: Kiemtiencenter, Gtvseo, Backlinko, Neilpatel,…

Ngoài ra, bạn có thể đọc hướng dẫn Off-Page SEO của mình tại bài viết này.

Ở phần tối ưu SEO, mình sử dụng plugin Rankmath để hỗ trợ tối ưu SEOonpage và sau đó minh tối ưu liên kết nội bộ giữa các bài viết liên quan với nhau lại.

Sau tầm 30 ngày (thường là 2-3 tuần) thì website bạn sẽ bắt đầu có organic traffic (tức là traffic tự nhiên đến từ người dùng họ tìm kiếm trên Google).

Cá nhân mình thì chỉ là một người làm SEO affiliate ở mức độ dễ và trung bình, nên mình sẽ tập trung vào white hat chứ không phải là các kỹ thuật blackhat, grey hat,… Đơn giản là ở thị trường Việt Nam, mọi thứ vẫn còn rất dễ, chỉ cần bạn SEO onpage thì vẫn có thể rank top tốt rồi.

Còn câu chuyện làm SEO offpage để ép và đấu các từ khóa với những site khác thì bạn phải tự mày mò, tìm hiểu nhiều hơn.

6. Lặp lại bước 4 và 5

Một website khi bạn mới tạo lập nên sẽ mất tầm 3 tháng để Google nhận biết chủ đề. Vì vậy, trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, việc bạn cần làm đó chính là tạo lập nội dung thật tốt, tối ưu UX/UI, link nội bộ tốt là được.

Bước qua tháng 4,5,6 trở đi bạn sẽ thấy traffic website bạn nhảy vọt lên rất cao nếu bạn làm tốt về mặt nội dung và link.

Bạn có thể dùng một số gói đi link báo để tăng độ trust cho site, giúp site phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, việc bạn bỏ tiền để đi link thì mình nghĩ là chỉ nên áp dụng đối với site có độ tuổi từ 3 tháng trở lên.

7. Tối ưu thu nhập

Đây là điều quan trọng cuối cùng trong việc xây dựng website, giả sử bạn build thành công một site có nhiều traffic nhưng nó không mang lại thu nhập tốt được thì website ấy không có nhiều ý nghĩa lắm. Thậm chí khi bạn bán nó cũng không được bao nhiêu tiền.

Bạn có thể tận dụng một số sản phẩm affiliate có hoa hồng cao để tạo ra thu nhập tốt hoặc có thể chèn thêm một số quảng cáo hiển thị để tạo ra thu nhập.

Hãy học cách mà các website lớn hơn đang đi trước bạn, follow và tối ưu tốt hơn cả họ nữa thì khi đó khả năng cao profit của bạn sẽ tăng.

Đặc điểm tại thị trường Việt Nam

Việc làm niche site ở Việt Nam và global có rất nhiều điểm khác biệt. Site mình vừa mới làm ở global nó vẫn chưa có tiến triển gì tốt lắm, do ở thị trường đó khá cạnh tranh và mình lại chỉ mới bước qua nó một thời gian ngắn, tuy nhiên các site ở Việt Nam của mình thì mình lại làm khá dễ, nhưng để có thu nhập tốt thì mình đã phải làm một vài thứ khá đặc biệt mà ít người làm.

Mình thì không thể share tất cả các thứ mình làm được, nhưng mình sẽ note lại cho bạn một vài đặc điểm ở Việt Nam, để bạn có thể lưu ý khi làm:

  • Ở Việt Nam, thị trường vẫn còn dễ và chưa cạnh tranh như ở global, chi phí bắt đầu để làm một niche site ở Việt Nam chỉ khoảng 1.500.000đ trở xuống mà thôi. (Đó là tiền mua hosting, domain, giao diện,…)
  • Hơn 60-70% các từ khóa chỉ cần làm content tốt, SEO onpage chuẩn là có thể rank top 1-5 rất dễ.
  • Chỉ có một số ngách tìêm năng như: thực phẩm chức năng (sinh lý, tăng & giảm cân, gan, phổi,…), làm đẹp, đồ dùng gia đình, review điện thoại và thiết bị điện tử,… Ngoài ra vẫn còn nhiều ngách mà mình chưa biết rõ nữa, bạn nên tự research thêm nhé.

Trên đây, là 3 đặc điểm tại thị trường Việt Nam trong quá trình mình làm và nhận thấy.

3 Sai lầm cần tránh

1. Tư duy ngắn hạn

Xây dựng một website là một lựa chọn lâu dài và bền vững, trái ngọt chỉ xuất hiện khi bạn đã chăm sóc nó đủ tốt.

Tư duy ngắn hạn là thứ giết chết website của bạn

Mình biết là rất nhiều người trong đó có cả bản thân mình, ngay từ lúc đầu làm website chỉ mới build site tầm 5-10 bài (1-2 tuần đầu) thì lại cảm giác chán nản, nhìn website của mấy người khác thấy họ ra tiền nhiều và nhìn họ như một thứ gì đó quá lớn, không thể vượt qua được rồi lại cảm giác chán nản, bỏ cuộc.

Hãy kiên trì, theo đuổi nó ít nhất 3 tháng liên tục đi, kết quả đầu tiên và đầy tốt đẹp sẽ đến với bạn. Khi có kết quả rồi thì những việc tiếp theo bạn sẽ tự biết phải làm như thế nào.

2. Nghĩ rằng làm niche site là dễ

Xây dựng website là rất cực. Bạn sẽ phải học cách làm quen với nó mỗi ngày, học cách xem nó như là một công việc thực thụ và phải có trách nhiệm phát triển nó.

Không phải đơn giản là bạn có tiền, bạn thuê những bạn viết contetn về và rồi tìm một agency để SEO lên là xong đâu, điều đó chỉ lãng phí tiền của bạn mà thôi.

Bạn phải có kỹ năng về Digital Marketing như: biết làm website bằng WordPress, biết về SEO, am hiểu về ngách mà bạn đang làm,… thì từ đó bạn mới có thể định hướng và xây dựng website đem lại profit tốt được.

Chìa khóa ở đây đó chính là: “Đừng sợ khó, tới đâu thì chơi tới đó thôi. Cái gì mà dễ thường không tới lượt của bạn mất rồi”

3. Không sáng tạo

Thấy người khác làm như thế nào thì mình lại làm như họ, chả khác gì tự đưa mình xếp vào vị trí dưới họ.

Bạn nên sáng tạo ra một thứ gì đó độc đáo cho website của bạn, ví dụ như: giao diện đẹp và tối ưu tốt, content hay và chuyên sâu, hình ảnh đẹp mắt và chưa có một website nào có, SEO các từ khóa tiềm năng nhưng lại ít đối thủ,…

Tóm lại, mọi thứ ở đây chỉ nói đến yếu tố “USP” (unique selling point) tức là bạn có mà đối thủ không có.

Hãy tự nghiên cứu và tìm ra thế mạnh mà bạn có thể làm được cho website của bạn.

Không tự sáng tạo, mà chỉ đi lấy copy từ người khác một cách nguyên bản là một điều rất kém.

Case Study của mình

Mình sẽ không thể show hết tất cả các site của mình, vì một số site mình đi theo hướng rất “bựa”. Tuy nhiên mình sẽ kể lại về site đầu tiên mà mình đã làm để cho bạn thấy được kết quả thực tế từ mình.

Đây là giai đoạn mình build một website từ tháng 11/2018 đến cuối tháng 2/2019, kết quả đạt được là 1500traffic/ngày (45.000traffic/tháng) sau 3,5 tháng xây dựng. Lúc ấy mình vẫn còn làm nhiều công việc, không tập trung đúng vào site nên có giai đoạn website mình gặp phải sự cố, các site sau mình build thì chỉ mất tầm 1-2 tháng là ra kết quả ổn định rồi.

Ở hiện tại, thì site này của mình đã có traffic khá mạnh và mình cũng đã chuyển giao công việc cho một vài bạn khác làm, thời gian còn lại mình làm những công việc khác nữa.

Trong quá trình build site, mình chỉ đơn giản làm đúng 7 bước trên và lặp lại.

Kết

Xây dựng niche site tốt, bạn sẽ có khả năng nhận được booking từ các công ty có sản phẩm phù hợp với ngách mà bạn đang làm với giá booking rất cao. Ví dụ site bạn có thể cho booking và review 50 sản phẩm và có nhiều công ty thuê bạn review sản phẩm với giá vài triệu đồng/sản phẩm, lúc này bạn không chỉ có tiền từ làm affiliate mà còn có tiền booking nữa.

Ngoài ra, nếu bạn phát triển site tốt và đang trên đà tăng trưởng thì có thể nhân cơ hội đó bán website, định giá của website thường sẽ là x12 lần thu nhập/tháng của bạn.

Làm niche site, đừng vội nghĩ đến tiền đầu tiên. Điều quan trọng là bạn sẽ học được rất nhiều kỹ năng về Digital Marketing trong quá trình làm nó, khi bạn có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng vững rồi thì có thể growth lên authority site hoặc làm một cái gì đó lớn hơn trong thế giới online này.

guest

11 Comments
Inline Feedbacks
View all comments